Sản phẩm

Lọc sản phẩm theo:
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1)

Đã bán 0 sản phẩm

80.000
+

Sữa và thực phẩm ăn dặm cho giai đoạn phát triển của con

Sữa và thực phẩm ăn dặm là các sản phẩm góp phần vào quá trình phát triển của trẻ từ sơ sinh bên cạnh sữa mẹ. Nhu cầu sữa bột, thực phẩm ăn dặm sẽ thay đổi tùy vào từng giai đoạn và cơ địa của mỗi bé.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Giai đoạn 6 tháng đầu đời, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đáp ứng tốt nhất bởi sữa mẹ. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không chỉ hoàn thiện hệ thống tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp ích cho sự phát triển não bộ của trẻ

Lượng sữa mẹ cho bé từ 0 – 1 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ có thể bú mẹ từ 8 – 12 cữ bú mỗi ngày, lượng sữa cho mỗi cữ bú dao động từ 5 – 7ml vào ngày đầu tiên và tăng dần đến khoảng 35 – 60ml trong suốt tháng đầu tiên

tre-so-sinh-bu-me-bao-nhieu

– Lượng sữa mẹ cho trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi: giai đoạn này trẻ không còn bú nhiều cữ như tháng đầu tiên nữa, mỗi ngày cần khoảng 300 – 700ml sữa, chia ra từ 5 – 7 cữ bú

– Trẻ 4 tháng uống bao nhiêu ml sữa: bước vào giai đoạn 4 tháng tuổi, hoạt động của bé đã nhiều hơn giai đoạn 3 tháng sơ sinh. Nhu cầu sữa mẹ của bé cũng tăng lên. Từ 4 – 6 tháng tuổi, bé cần 5 – 6 cữ bú mỗi ngày, thời gian bú lâu hơn, lượng sữa cần nhiều hơn trong mỗi cữ.

Với những gia đình dùng sữa công thức cho bé từ giai đoạn sơ sinh, lượng sữa mỗi cữ cho con phụ thuộc vào từng thương hiệu. Khuyến cáo nên tham khảo lượng pha sữa được nhà sản xuất gợi ý

Dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã sẵn sàng cho việc làm quen với thực phẩm ăn dặm hay còn gọi là giai đoạn ăn dặm của trẻ. Đây là bước cực kỳ quan trọng, không chỉ kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho con mà còn quyết định thói quen ăn uống sau này của trẻ.

– Chế độ ăn cho trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: sang đến tháng thứ 6, bé yêu của mẹ vẫn bú mẹ hoặc uống thêm sữa bột nhưng số lượng cữ bú giảm đi chỉ còn 3 – 5 lần/ngày. Bé sẽ bắt đầu ăn dặm với bột ăn dặm hoặc các thức ăn được chế biến nhuyễn, có dạng lỏng. Giai đoạn này mẹ cần tìm hiểu thêm về 1 số phương pháp ăn dặm phổ biến, những nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ không thể quên và lưu ý khi chọn dụng cụ ăn dặm cho phù hợp

Xem thêm:

– Chế độ ăn cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: giai đoạn này bé đã quen với việc ăn dặm, ngoài các loại rau củ nghiền nhuyễn bé có thể ăn như lúc 6 – 8 tháng tuổi, mẹ cũng có thể bổ sung protein cho con qua một số loại thịt, cá, trứng. Tuy trẻ đã ăn giỏi rồi nhưng mẹ vẫn nên duy trì việc cho con bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột – đây là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho bé. Ngoài ra mẹ cũng có thể bổ sung canxi, chất xơ cho trẻ thông qua 1 số loại bánh ăn dặm dễ tan.

Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi

Khi bước vào giai đoạn 1 tuổi, thực đơn ăn dặm sẽ phong phú hơn, có nhiều hơn các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, rau củ bé có thể ăn được. Ngoài bột ăn dặm, cháo ăn dặm như giai đoạn trước 1 tuổi, đến thời điểm này mẹ cũng nên cho bé đổi món như nui ăn dặm, mì ăn dặm.

Nếu như theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, mẹ không nên nêm gia vị ăn dặm cho trẻ trước 12 tháng tuổi thì đến giai đoạn này, mẹ cũng có thể lựa chọn dầu ăn dặm, nước mắm ăn dặm hay hạt nêm ăn dặm cho bé rồi

Ngoài 3 bữa ăn chính mỗi ngày, bé cần thêm các bữa ăn phụ, thông thường bữa phụ này sẽ cách bữa chính khoảng 2 tiếng, mẹ có thể cho bé ăn bánh ăn dặm, trái cây nghiền, váng sữa – sữa chua – phomai.

Sản phẩm đã xem

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1)

Đã bán 0 sản phẩm

80.000
+